Sá tịch Mỹ học Nhật Bản

Các nhóm hanami ("chơi hoa") ở Lâu đài Himeji

Sá (侘, Wabi) và tịch (寂, Sabi) trỏ một lối sống chú tâm. Thời gian trôi qua, ý nghĩa của hai từ chồng chéo và tụ lại thành sá tịch, có nghĩa mỹ học là vẻ đẹp của các sự vật "sứt mẻ, vô thường và thiếu khuyết." Các thứ còn ấu trĩ hoặc đang suy kém khơi gợi sá tịch hơn các thứ đang nở rộ, vì chúng nó gợi ý sự chốc lát của mọi vật vậy. Trong lúc hưng suy, mọi vật đều cho thấy các dấu hiệu nở tàn được xét là đẹp, do vậy mà đẹp có thể thấy được trong các thứ trần tục và đơn giản. Các dấu hiệu của tự nhiên có thể tinh vi đến mức chỉ một tâm trí tĩnh lặng cùng một đôi mắt lão luyện mới nhận ra chúng nó.[6] Trong triết lý Thiền có bảy nguyên tắc thẩm mỹ để đạt tới sá tịch.[7]

  • Bất quân (不均斉, Fukinsei): không đối xứng, không đều;
  • Giản dị (簡素, Kanso): sự đơn giản;
  • Cổ lão (考古, Koko): cơ bản, phong hóa;
  • Tự nhiên (自然, Shizen): không hư hão, do trời sinh ra;
  • U huyền (幽玄, Yūgen): duyên dáng sâu sắc tinh tế, không hiển nhiên;
  • Thoát tục (脱俗, Datsuzoku): không bị ràng buộc, tự do;
  • Tĩnh tịch (静寂, Seijaku): yên tĩnh, tĩnh lặng.

Mỗi nguyên tắc vừa có trong tự nhiên vừa trỏ các đức tính làm người và các chuẩn tắc hành động. Điều này có nghĩa là các đức tính và sự lịch sự có thể được bồi dưỡng qua việc thưởng thức và thực hành nghệ thuật, cho nên các khái niệm mỹ học Nhật Bản đều có hàm ý luân lý và thấm sâu vào văn hóa Nhật.[8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mỹ học Nhật Bản //www.amazon.com/dp/B0006BOJ8C http://bonsaibeautiful.com/nature_of_garden_art/ja... http://global.mitsubishielectric.com/tasteofjapan/... http://nobleharbor.com/tea/chado/WhatIsWabi-Sabi.h... http://uniorb.com/ATREND/Japanwatch/cute.htm http://kuscholarworks.ku.edu/dspace/bitstream/1808... http://plato.stanford.edu/entries/japanese-aesthet... http://www.art.unt.edu/ntieva/download/teaching/Cu... http://www.aesthetics-online.org/articles/index.ph... http://libmma.contentdm.oclc.org/cdm/compoundobjec...